Viêm nhiễm đường tiểu những điều cần biết
Viêm nhiễm đường tiểu là bệnh lý mà ai cũng có thể gặp phải, nam hay nữ, người già hay trẻ em đều có nguy cơ như nhau. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng sẽ giúp các bạn có biện pháp phòng tránh hiệu quả hơn.Viêm nhiễm đường tiểu là gì?
Viêm nhiễm đường tiểu hay còn gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu, là tình trạng tiết niệu bị viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra, chủ yếu là do vi khuẩn E.coli.Dấu hiệu nhận biết:
Cảm giác căng tức bàng quang, tiểu buốt, tiểu khó, đi tiểu nhiều lần những ra rất ít, thậm chí tiểu ra máu
Màu sắc nước tiểu thay đổi sang vàng sẫm hoặc có lẫn máu có mùi hôi khó chịu
Đau bụng dưới, vùng hông và lưng, đau khi xuất tinh, khi quan hệ
Khi bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn, nếu nặng hơn có thể tử vong do suy thận.
Theo bác sĩ chuyên gia tư vấn sức khỏe Phan Văn Thắng, phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội cho biết: “Viêm nhiễm đường tiểu có nhiều dạng khác nhau như viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm thận”.
Viêm niệu đạo: Niệu đạo bị viêm nhiễm thường khiến người bệnh đi tiểu buốt, chảy dịch mủ.
Viêm bàng quang: Là dạng viêm nhiễm đường tiểu phổ biến, gây ra nước tiểu thay đổi màu sắc, có mùi hôi, đau bụng dưới, thậm chí đi tiểu ra máu.
Viêm thận: Do nhiễm trùng ngược từ bàng quang lên hoặc từ máu, nếu không điều trị kịp thời có thể gây tử vong do suy thận nặng.
Nguyên nhân gây viêm nhiễm đường tiểu
Vệ sinh không sạch sẽ: Chăm sóc vùng kín không sạch sẽ, nhất là trước và sau khi quan hệ, là môi trường cho vi khuẩn, nấm phát triển gây viêm nhiễm.
Độ tuổi: Tuổi càng cao thì hệ miễn dịch suy giảm, môi trường âm đạo bị thay đổi, nhất là thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ, là điều kiện vi khuẩn, nấm tấn công gây viêm nhiễm đường tiểu.
Thói quen sinh hoạt: Uống ít nước, hoặc quá nhiều bia rượu, cũng có thể do thói quen thủ dâm quá mạnh gây tổn thương vùng kín.
Vi khuẩn E.coli: Theo một thống kê, có tới 80% trường hợp bị viêm nhiễm đường tiểu là do vi khuẩn E.coli, loại vi khuẩn có trong ruột. Tỉ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn do lỗ niệu đạo ở gần âm đạo và hậu môn, cũng như niệu đạo ngắn hơn nên vi khuẩn nhanh chóng xâm nhập vào bàng quang hơn.
Viêm tuyến tiền liệt: Đây cũng được coi là bệnh lý có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới.
Hậu quả bệnh viêm nhiễm đường tiểu
Nếu không điều trị kịp thời, các dạng bệnh viêm viễm nhiễm đường tiểu sẽ gây ra những hậu quả như:Ảnh hưởng cuộc sống: Các triệu chứng viêm niệu đạo, viêm bàng quang như tiểu nhiều, tiểu buốt, đau khi quan hệ…khiến người bệnh chán nản, mệt mỏi, tình trạng kéo dài gây stress, trầm cảm.
Suy thận: Là biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh giấu bệnh hoặc tự ý mua thuốc chữa tại nhà. Nếu nặng hơn có thể gây nguy hiểm tính mạng do suy giảm chức năng thận, sỏi thận.
Vô sinh hiếm muộn: Các bệnh viêm nhiễm đường tiểu sẽ ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản, suy giảm chất lượng tinh trùng, dẫn đến bệnh thận yếu, có thể gây vô sinh hiếm muộn ở nam và nữ giới.
Phòng chữa bệnh viêm nhiễm đường tiểu như thế nào?
- Viêm nhiễm do thói quen sinh hoạt thì người bệnh chỉ cần bổ sung dinh dưỡng, uống đủ nước, trung bình hơn 2 lít/ngày. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không quan hệ tình dục bừa bãi là có thể phòng chữa viêm nhiễm đường tiểu hiệu quả.
- Do viêm nhiễm vùng kín thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc đặc hiệu tiêu diệt từng loại vi khuẩn, nấm gây bệnh, hoặc có thể dùng thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Giai đoạn đầu, người bệnh có thể điều trị 1-2 tháng, kiểm tra định kỳ 3 tuần, 6 tuần và 3 tháng tiếp theo để đánh giá hiệu quả.
- Những trường hợp biến chứng gây suy thận, sỏi thận thì phải điều trị bằng các phương pháp ngoại khoa, nội soi bàng quang...Người bệnh hãy lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để được đảm bảo hiệu quả chất lượng, không ham rẻ mà khiến bệnh càng nặng và nguy hiểm, khó điều trị.
- Ngoài ra, các bạn nên khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các bệnh lý gây ảnh hưởng sức khỏe, chức năng sinh sản, thậm chí nguy hiểm tính mạng.