Vì sao tinh hoàn bên to bên nhỏ
Trong khi vệ sinh, sinh hoạt hằng ngày bạn thấy tinh hoàn bên to bên nhỏ điều này không khỏi khiến bạn hoang mang, lo lắng. Vậy, liệu tình trạng tinh hoàn bên to bên nhỏ này có nguy hiểm không hay chỉ là tình trạng sinh lý bình thường?Nguyên nhân gây tinh hoàn bên to bên nhỏ
Bẩm sinh: Tinh hoàn của một số người, ngay từ nhỏ đã là một bên to một bên nhỏ rồi, sự chênh lệch hoàn toàn không rõ ràng, đây là sự tạo thành bẩm sinh. Cũng như bẩm sinh một bên tinh hoàn phát triển không ổn thì bên đó sẽ nhỏ hơn dẫn đến tinh hoàn bên to bên nhỏ
Do tổn thương: Một bên tinh hoàn bị tổn thương cũng sẽ tạo thành một bên to một bên nhỏ, vì tổn thương sẽ làm cho tinh hoàn bị chảy máu, đóng cục, dẫn đến thiếu máu, dần dần thu hẹp lại và nhỏ hơn rõ ràng so với bên còn lại.
Các tổn thương tinh hoàn bao gồm:
Ứ dịch màng tinh hoàn: Bộ phận sinh dục của trẻ sơ sinh khá to và có màu đỏ. Trẻ nam có bìu lớn, 2 tinh hoàn thường không đều nhau bởi xuất hiện các nội tiết tố mẹ truyền sang một cách tự nhiên và đó là một tình trạng nhất thời. Điều này được nhìn nhận là bình thường, sẽ tự biến mất theo thời gian (thường sau 3 tháng tuổi) và không phải điều trị gì.
Xoắn tinh hoàn: Thường gặp ở tuổi sơ sinh hoặc dậy thì (10 - 15 tuổi). Nguyên nhân bởi sự thay đổi nồng độ nội tiết tố đột ngột (thường diễn ra ở tuổi dậy thì) và các bệnh lý bẩm sinh ở tinh hoàn như tinh hoàn quá di động, tinh hoàn ẩn… Dấu hiệu điển hình của bệnh là đau đột ngột một bên bìu, sưng to vùng bìu và có kèm theo nôn,...
Tinh hoàn ẩn (lạc tinh hoàn): Là sự bất thường khi tinh hoàn không nằm trong bìu mà dừng lại bất thường trên đường di chuyển của thời kỳ phôi thai từ ổ bụng xuống bìu. Tinh hoàn ẩn thường gặp ở các lứa tuổi sơ sinh (3 - 5%), 3 tuổi (0,8%) và đến 18 tuổi chỉ còn 0,25 – 0,1%. Tinh hoàn thường ẩn một bên, đôi khi cả hai bên.
Nang ở mào tinh hoàn: Mào tinh hoàn nằm phía sau tinh hoàn, nơi tinh trùng trưởng thành dần. Khi phát triển thành nang thì sưng do ứ nước, có thể gây sốt và xuất tiết ở dương vật.
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn: Nếu các tĩnh mạch có chức năng đưa máu ra khỏi tinh hoàn bị giãn thì phần bao quanh tinh hoàn cũng bị sưng to và một bên tinh hoàn lệch.
Viêm tinh hoàn: Thường do biến chứng của quai bị hay tuyến nước bọt mang tai ở tuổi vị thành niên bị viêm do virus. Biểu hiện của bệnh là vùng bìu thường sưng và đau, trường hợp nặng có thể dẫn đến teo tinh hoàn, ảnh hưởng đến khả năng sinh con sau này.
Nếu đàn ông đã từng bị quai bị thì các virus quai bị có thể tiêu diệt các tế bào biểu mô của ống sinh tinh trong tinh hoàn gây teo tinh hoàn, đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến tinh hoàn bên to một bên nhỏ.
Nếu hai bên tinh hoàn chênh lệch quá nhiều, đặc biệt là nếu bên trái xệ xuống quá nhiều so với bên phải hay có những biểu hiện bất thường như tinh hoàn bé dưới 12ml thì nên đến cơ sở y tế có uy tín để kiểm tra và xác định cách chữa.
Tinh hoàn bên to bên nhỏ có thể do bẩm sinh nhưng cũng có thể là do bệnh lý, chính vì thế việc khám tinh hoàn hoặc kiểm tra tinh hoàn là rất cần thiết, bởi bất kỳ sự thay đổi nào ở tinh hoàn cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của nam giới. Tuy nhiên nếu không lệch quá 2/3 thì nam giới cũng không nên lo lắng quá nhiều. Hãy đi khám tại các chuyên khoa nam học để được điều trị kịp thời khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở tinh hoàn của mình.
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội khám và điều trị từ 8 – 20h tất cả các ngày, kể cả ngày nghỉ và lễ.
Liên hệ số điện thoại 0243.678.8888 hoặc chat trực tuyến để được bác sĩ hỗ trợ và tư vấn miễn phí 24/24 giờ.
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội: 152 Xã Đàn, Q.Đống Đa, Hà Nội.