Tiểu liên tục dấu hiệu bệnh gì
Chào bác sĩ, em năm nay 21 tuổi, thời gian gần đây em cảm thấy buồn đi tiểu liên tục, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt và học tập. Mặc dù đi tiểu liên tục nhưng mỗi lần lượng nước tiểu khá nhiều, vậy xin hỏi bác sĩ em có phải bị bệnh gì không. Cảm ơn bác sĩ. (Em Hoàng Tuấn Ng, 21 tuổi, Hà Nam).Tiểu liên tục là như thế nào?
Đi tiểu liên tục là tình trạng một người có cảm giác muốn đi tiểu nhiều lần, cứ 1-2 giờ đi tiểu một lần. Dấu hiệu nhận biết:Lượng nước tiểu có nhiều hoặc ít nhưng số lần đi tiểu liên tục, có thể 1-2 tiếng đi một lần.
Màu sắc nước tiểu thay đổi, đôi khi xuất hiện máu trong nước tiểu.
Bàng quang luôn có cảm giác căng tức, kèm theo triệu chứng đau bụng dưới, vùng lưng.
Cơ thể mệt mỏi, chán nản, tâm lý bất thường, da xanh nhợt nhạt.
Nguyên nhân gây tiểu liên tục
Bác sĩ chuyên gia tư vấn sức khỏe Phan Văn Thắng cho biết: “Tình trạng em Ng bị chứng tiểu liên tục mà không chia sẻ thêm các triệu chứng kèm theo khác thì chúng tôi cũng không thể chuẩn đoán chính xác. Có thể do tâm lý hoặc các bệnh lý như viêm bộ phận sinh dục, chức năng thận suy giảm…vì vậy, em hãy đến phòng khám để bác sĩ tiến hành xét nghiệm và điều trị kịp thời.”Ảnh hưởng tâm lý: Những áp lực công việc, học tập, cuộc sống dẫn đến stress, trầm cảm, có thể ảnh hưởng đến hệ bài tiết nước tiểu.
Uống nước nhiều: Việc nạp quá nhiều nước hoặc sử dụng nước ống có cồn, gas như bia rượu, nước ngọt cũng là nguyên nhân gây ra chứng tiểu liên tục, tiểu nhiều lần.
Tổn thương: Tai biến mạch máu não, chấn thương tủy sống gây tổn thương dây thần kinh điều khiển sự co bóp bàng quang, dẫn đến tình trạng tiểu liên tục, tiểu buốt…
Tác dụng phụ: Một số loại thuốc tăng huyết áp, tim mạch…chứa thành phần thuốc lợi tiểu.
Ngoài ra, dưới đây là một số bệnh lý gây chứng tiểu nhiều:
Viêm đường tiết niệu: Khi vi khuẩn gây viêm nhiễm bàng quang, niệu đạo, ảnh hưởng đến hệ thống bài tiết nước tiểu của người bệnh.
Hẹp niệu đạo: U xơ tuyến tiền liệt và một số bệnh lý lây qua đường tình dục gây tổn thương niệu đạo, dẫn đến xuất hiện các triệu chứng như tiểu liên tục, chảy dịch, sưng tấy vùng kín.
Tiểu đường mất kiểm soát: Lượng đường trong máu quá nhiều ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây mất cảm giác và không kiểm soát được hệ thống co bóp dẫn đến tình trạng muốn đi tiểu liên tục.
Bệnh tuyến tiền liệt: Các bệnh lý như viêm tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt, ung thư sẽ có biểu hiện để các bạn nhận biết là nước tiểu đổi máu, tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít…
Bệnh lậu: Là căn bệnh xã hội nguy hiểm, thường có những triệu chứng như tiểu nhiều, tiểu buốt, ra mủ màu trắng, xanh có mùi hôi khó chịu. Kèm theo đau bụng dưới, đau khi quan hệ, cơ thể mệt mỏi, sưng tấy vùng kín, vì vậy, khi có sự bất thường về chức năng bài tiết, người bệnh nên đến khám và điều trị kịp thời.
Suy thận, sỏi thận: Là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi tiểu liên tục, tiểu buốt, tiểu ít…do thận đóng vai trò quan trọng trong hệ thống bài tiết của con người.
Ung thư: Các bệnh ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang hoặc sỏi thận thường dẫn đến các khối u chèn ép và gây tắc ống dẫn nước tiểu, thường có triệu chứng tiểu không kiểm soát, tiểu buốt, sưng tấy bộ phận sinh dục…
Bị đi tiểu liên tục phải làm sao?
Em Ng thân mến, khi gặp các vấn đề bất thường khi đi tiểu như tiểu nhiều, tiểu liên tục, tiểu buốt, thậm chí tiểu ra máu…thì hãy đến các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ chuẩn đoán nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp. Mỗi nguyên nhân sẽ có phương pháp chữa trị khác nhau để mang lại hiệu quả, đảm bảo sức khỏe người bệnh.
- Thói quen sinh hoạt: Không nên uống nước quá nhiều, rèn luyện sức khỏe tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch. Mỗi ngày nên uống khoảng 2 lít nước, hạn chế nước uống có cồn, gas như bia rượu, nước ngọt.
- Thay đổi thuốc: Trường hợp tiểu liên tục do tác dụng của một số thành phần thuốc an thần, điều trị tim mạch, huyết áp thì tham khảo ý kiến bác sĩ để thay đổi liều lượng, loại thuốc.
- Điều trị nội khoa: Có thể dùng thuốc đặc hiệu, thuốc kháng sinh, chỉ áp dụng cho các bệnh lý viêm nhiễm hệ thống sinh dục, qua đó cải thiện triệu chứng trên.
- Điều trị ngoại khoa: Chỉ áp dụng với trường hợp sỏi thận, hẹp niệu đạo, tắc ống dẫn nước tiểu. Là phương pháp hiện đại cần được điều trị ở các cơ sở y tế uy tín và đảm bảo chất lượng.